Hạt giống cove bụi lùn lion Thái Lan

Xuất xứ: Lion Seeds
  Đánh giá:
35.000₫ 38.000₫

Chúng tôi chuyên cung cấp sỉ và lẻ hạt giống nhập, chất lượng cao. 

Chính hãng từ các công ty lớn của USA, Nga, Thái Lan…

Tư vấn trực tiếp: 0971516948 (Cách đặt hàng nhanh nhất)

Email: hatgiongngalynuong@gmail.com

Số lượng:
Gọi ngay đặt hàng
Xuất xứ: Thái Lan
Số lượng hạt: 10 gr/gói
Tỉ lệ nảy mầm: >90%
Mùa vụ: Quanh năm
Thu hoạch: ~3 tháng
Độ khó dễ trồng: Trung bình - Dễ
Cách gieo trồng: Đính kèm theo đơn
Ánh sáng khi ủ Không
Thời gian nảy mầm: 3~5 ngày
Chất lượng hạt: Giống ưa chuộng
Lưu ý: Hợp khí hậu Việt Nam

 

Quy trình gieo trồng

Gieo hạt đậu cove

Sau khi mua hạt giống, bạn có thể đem gieo trực tiếp vào đất hoặc tiến hành ủ hạt trước khi gieo, nhưng bạn nên xử lý hạt giống trước khi gieo để loại bỏ hạt xấu, giúp hạt nảy mầm nhanh hơn và cũng loại trừ một phần mầm bệnh. Hạt giống cần ngâm nước ấm (theo công thức 2 sôi 3 lạnh) trong thời gian từ 5 – 6 giờ, sau đó vớt ra đem ủ trong khăn ướt đến khi hạt nứt nanh rồi đem gieo.

Sau khi hạt nứt nanh, bạn gieo hạt đậu cove theo hốc trên hàng. Mỗi hốc cách nhau 20 – 25 cm, và gieo mỗi hốc 2 hạt, hạt cách hạt khoảng 5 – 7 cm. Khi cây con mọc được 2 – 3 lá thật, bạn tiến hành loại bỏ cây xấu.

Khi gieo, bạn chú ý điều chỉnh cho rốn hạt tiếp xúc với đất, như vậy hạt sẽ nảy mầm thuận lợi. Sau đó, dùng đất bột phủ một lớp dày khoảng 1 cm để che hạt, rồi tưới nhẹ nước cho ẩm đất, tránh tưới mạnh khiến chòi hạt giống.

 Chăm sóc đậu cove

Chăm sóc cây là một khâu quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và chất lượng cây, và bạn cần phải làm trong suốt thời gian trồng cây. Đối với đậu cove leo, bạn cần nắm được kĩ thuật chăm sóc theo các ý dưới đây.

Tưới nước

Đậu cove leo không chịu được hạn hán cũng không chịu được ngập úng, và nhu cầu của cây đối với nước luôn thay đổi qua từng thời kì sinh trưởng. Chính vì thế, bạn cần cẩn thận lưu ý đến vấn đề tưới nước cho cây.

Sau khi gieo hạt xong, bạn cần tưới nước ngay bằng các dụng cụ tưới có vòi hoa sen để mặt đất ẩm đều và không bị lộ hạt giống. Khi nảy mầm, hạt cần khối lượng nước tương đương với khối lượng bản thân nên bạn chú ý tưới đủ nước để đảm bảo độ ẩm giúp hạt nảy mầm tốt. Bạn có thể tưới ngày 1 lần vào lúc sáng hoặc chiều mát đến khi các hạt nảy đều. Từ khi gieo hạt đến lúc cây đạt 5 – 6 lá thật, cần đảm bảo độ ẩm cho đất khoảng 80 – 85%. Khi cây bắt đầu leo giàn, do nó có bộ lá lớn, hệ số thoát nước cao nên cần phải thường xuyên giữ ẩm cho đất. Khi cây ra hoa, kết quả và hình thành hạt là những thời kì cây rất cần nước. Độ ẩm thích hợp cho cây sinh trưởng, phát triển trong phạm vi 70 – 80%. Việc thừa hoặc thiếu nước trong quá trình trồng cây đều ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng đậu cove. Đậu cove không chịu được ngập úng nên khi mưa to, cần tiêu nước kịp thời. Phải dùng nước sạch để tưới cây, không được dùng các nguồn nước đã bị ô nhiễm.

Bón phân

Tuy hệ rễ cây đậu có vi khuẩn nốt sần cộng sinh, có thể cố định đạm tự do trong khí trôi, nhưng thời kì đầu, nốt sần chưa phát triển, và nhìn chung, nốt sần của cây đậu không nhiều như các cây khác trong họ nên trong quá trình sinh trưởng vẫn phải tiến hành bón thúc cho cây.

Đậu cove cần bón thúc vào các thời ky cây ra 2 – 3 lá, 4 – 5 lá, cây ra hoa, quả rộ và sau khi thu hái quả đợt 1. Bón thúc cho cây bằng phân hữu cơ như phân trùn quế, phân gà, phân bò hoai mục, phân hữu cơ vi sinh hay phân vô cơ như lân, kali và NPK. Khi sử dụng phân vô cơ để bón cho đậu cove, bạn cần chú ý thời gian cách ly ít nhất là 10 ngày trước khi hái quả ăn.

Dọn cỏ, xới đất và làm giàn leo

Khi cây có 1 – 2 lá thì xới khắp mặt luống làm cho mặt đất tơi xốp, thông thoáng đồng thời giúp diệt trừ cỏ dại. Thời kỳ 2 – 3 lá, tiến hành xới lần 2, xới nông kết hợp làm cỏ và vun nhẹ vào gốc cây. Tiếp tục vun cao khi cây có 4 – 5 lá. Trong quá trình trồng đậu, cần đảm bảo làm sạch cỏ trên luống, dưới rãnh và xung quanh ruộng vườn để cỏ không cạnh tranh nước, ánh sáng và chất dinh dưỡng với cây đậu.

Khi cây xuất hiện tua cuốn, cần phải làm giàn kịp thời, không được chậm trễ để đậu cove có chỗ bám, leo lên đón ánh nắng mặt trời, giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt. Có 4 cách làm giàn theo kiểu: chữ I; chữ A; chữ U; chữ X, trong đó giàn kiểu chữ U và chữ A phổ biến hơn do dễ thu hoạch và thuận tiện chăm sóc giàn đậu. Việc làm giàn leo chắc chắn sẽ giúp cho cây có chỗ leo tốt để sinh trưởng phát triển, và bạn cũng có thể tận dụng giàn để trồng những đợt sau.

Phòng trừ sâu bệnh

Trong quá trình chăm sóc đậu cove, nếu phòng trừ sâu bệnh tốt, cây phát triển khỏe mạnh sẽ góp phần tăng năng suất và chất lượng quả và hạt cho cây trồng. Đậu cove thường bị một số loại sâu bệnh gây hại như sâu xanh, sâu dòi đục quả, sâu cuốn lá, nhện đỏ, rệp, hay bệnh gỉ sắt, bệnh phấn trắng, bệnh lở cổ rễ, bệnh thán thư.

Bạn cần thường xuyên kiểm tra xem cây có bị sâu bệnh nào gây hại hay không để có biện pháp an toàn kịp thời, tránh sâu bệnh phá hoại trên diện rộng. Việc phòng trừ sâu bệnh trên cây đậu cần thực hành nghiêm ngặt chương trình phòng trừ tổng hợp như sử dụng giống khỏe, bón phân cân đối, tưới tiêu khoa học với thực hành luân canh triệt để, vệ sinh ruộng vườn. Khi cần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để trừ sâu bệnh gây hại thì bạn cần sử dụng thuốc theo nguyên tắc “4 đúng”: đúng thuốc, đúng nồng độ – liều lượng, đúng lúc và đúng cách. Sau khi sử dụng thuốc hóa học, bạn cần đảm bảo thời gian cách ly theo quy định cho cây để sản phẩm an toàn cho người sử dụng.

Thu hoạch đậu cove

Trong vụ đông xuân, đậu cove trồng được khoảng 50 – 60 ngày sẽ cho thu hoạch lứa đầu tiên, còn vụ hè thu sẽ cho thu hoạch muộn hơn 10 ngày. Hái quả đủ độ chín nhưng không già, khi quả chuyển từ màu xanh đậm sang xanh nhạt và thấy rõ vết hạt ở thân quả. Vào thời điểm rộ thu, nên thu hái vào lúc sáng sớm để đảm bảo dinh dưỡng cho quả.

Vui lòng liên hệ trực tiếp:

Facebook: Võ Thị Ly Nương
Sđt: 0971516948

Sản phẩm đã xem

popup

Số lượng:

Tổng tiền: