-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Kỹ thuật trồng và chăm sóc củ cải trắng
29/10/2022
Mỗi loại cây trồng có những yêu cầu, kỹ thuật trồng và chăm sóc khác nhau cần tìm hiểu và áp dụng đầy đủ. Với hàm lượng dinh dưỡng cao, cùng khả năng chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn thì củ cải trở thành một trong những loại rau củ được quan tâm, được tin dùng nhiều nhất. Việc tìm hiểu về kỹ thuật trồng và chăm sóc củ cải trắng đúng chuẩn giúp chúng ta chủ động trong việc canh tác, đem lại năng suất cao như mong muốn.
Thời vụ thích hợp trồng củ cải trắng
Củ cải trắng là loại rau củ dễ trồng, có khả năng thích nghi được với hầu hết các điều kiện thời tiết nên có thể đưa vào trồng quanh năm. Cụ thể thời vụ trồng của củ cải chính là:
- Vụ chính bắt đầu gieo hạt vào thời điểm tháng 8 – 9.
- Vụ muộn thời điểm gieo hạt từ khoảng tháng 10 – 11.
- Vụ xuân hè thời điểm gieo hàng thường từ tháng 2 – 4.
Chuẩn bị đất và gieo hạt trồng củ cải
Yêu cầu đối với đất trồng
Đất trồng được lựa chọn nên là loại đất phù sa chứa nhiều mùn là thích hợp nhất. Ngoài ra thì đát thịt hoặc cát pha đảm bảo tơi xốp, chứa nhiều mùn, khả năng thoát nước tốt luôn được tin dùng. Lúc đó quá trình phát triển của loài cây lấy củ như củ cải có được hiệu quả như ý.
Bên cạnh đó, đất trồng cần đảm bảo ở khu vực tránh xa nơi có chất thải, có tồn dư hóa chất độc hại, hay kim loại nặng, hoặc gần đường quốc lộ,… Qua đó củ cải có khả năng lớn lên khỏe mạnh, cho năng suất cao và thành phẩm chất lượng, an toàn.
Đối với đất trồng yêu cầu cần tiến hành xới sâu, phơi ải tối thiểu 1 tuần trước khi trồng. Sau quá trình phơi ải thì việc làm tơi, loại bỏ toàn bộ cỏ dại, sỏi đá nếu có để trồng củ cải thuận lợi, thành công như yêu cầu.
Quá trình làm luống cần thực hiện đầy đủ trước khi bắt đầu trồng củ cải. Luống có chiều rộng khoảng 1.2 – 1.5m, rãnh khoảng cách là 30 – 40cm, độ cao của từng luống khoảng từ 15 – 20cm cho vụ thu đông và chiều cao 20 – 25cm cho vụ xuân hè. Bên cạnh đó, tiến hành bón lót là khâu quan trọng cần thực hiện để bổ sung thêm dinh dưỡng, đảm bảo việc trồng củ cải có được hiệu quả cao.
Yêu cầu ở mật độ trồng củ cải
Đối với củ cải khi gieo trồng cần tuân thủ tiêu chuẩn ở mật độ thích hợp. Qua đó mỗi cây trồng có đầy đủ không gian để phát triển, từ đó cho năng suất cao như mong muốn. Theo đó, khoảng cách hàng cách hàng là 15cm, cây cách cây là 20cm là hợp lý nhất.
Kỹ thuật gieo hạt củ cải
- Ngâm hạt giống: hạt giống sau khi mua về chúng ta ngâm trong nước ấm từ 3 – 5 giờ đồng hồ.
- Ủ hạt giống: sử dụng khăm ẩm ủ hạt giống từ 1 – 2 ngày cho tới khi hạt có vết nứt nhỏ mới đem ra tra trên luống.
- Gieo hạt: tiến hành rạch hàng với khoảng cách cách nhau từ 25 – 30cm sau đó bỏ phân vào từng rạch đầy đủ, lấp đất để vài hôm trước khi gieo. Dùng ngón tay ấn lỗ sâu từ 2 – 3cm để gieo vào mỗi lỗ khoảng 2 -3 hạt giống. Hạt gieo vào các rạch sau khi thực hiện chúng ta sử dụng đất tơi xốp phủ một lớp mỏng lên trên, sau đó là một lớp rơm rạ nhằm giữ ẩm cho luống trồng tốt hơn. Duy trì độ ẩm trong khoảng từ 75 – 80% để hạt giống có điều kiện nảy mẩm tốt, cho tỉ lệ cao.
Hướng dẫn trồng củ cải trắng đơn giản
Thông thường củ cải được trồng trực tiếp từ hạt trên luống và không cần trồng cây con sau khi hạt giống đã nảy mầm. Việc gieo hạt sau khi thực hiện, cây con mọc lên tùy thuộc vào tốc độ phát triển chúng ta có thể tỉa cây ở từng hốc đã gieo trước đó. Với mỗi hốc có từ 2 – 3 hạt sẽ tạo nên 2 – 3 cây con thì lựa chọn cây có tố chất, phát triển khỏe mạnh nhất để lại.
Mỗi hốc để lại một cây tốt nhất để chăm sóc thuận lợi, cung cấp đủ không gian, đủ điều kiện để củ cải phát triển củ thành phẩm đạt chuẩn.
Hướng dẫn chăm sóc củ cải
Quá trình chăm sóc củ cải sau khi trồng khá đơn giản mà chúng ta có thể tiến hành được. Trong đó những yêu cầu cơ bản và quan trọng cần đảm bảo chính là:
Vun xới
Để cây cho củ to, mã sáng thì việc phủ rơm rạ ngay khi trồng là yêu cầu bắt buộc. Cùng với việc duy trì độ ẩm vừa phải thì tiến hành vun xới cho luống cần thực hiện kết hợp với những lần bón phân. Cụ thể là:
- Vun xới lần 1 vào thời điểm khi cây có từ 3 – 4 lá thật bằng cách xới nhẹ, làm sạch toàn bộ cỏ dại và kết hợp tỉa cây.
- Vun xới là 2 vào thời điểm cây bắt đầu phình củ bằng cách tải cây kết hợp cùng với cun đất cao che phần củ.
Quá trình vun xới cần tiến hành một cách cẩn trọng, đảm bảo không xới vào sát gốc có nguy cơ làm đứt rễ, long gốc. Từ đó cây kém phát triển, thậm chí là chết ảnh hưởng tới năng suất sau cùng.
Tưới nước
Đặc trưng của củ cải trắng là loài cây ưa ẩm song lại không chịu được tình trạng ngập úng. Bởi thế, đảm bảo cung cấp lượng nước vừa phải, chú ý tới thoát nước hiệu quả để tránh ngập úng có khả năng tác động tiêu cực tới rễ và củ.
Duy trì độ ẩm thích hợp sau khi gieo hạt giúp củ cải nảy mầm nhanh và đều. Sau khi cây con đã phát triển thì tùy thuộc vào độ ẩm của đất chúng ta cân đối việc tưới nước với lượng hợp lý nhất. Đảm bảo nước tưới sử dụng là nước sạch, không có tình trạng bẩn, ô nhiễm.
Kỹ thuật bón phân cho củ cải
Bón lót
Tiến hành bón lót cho đất trước khi trồng củ cải chúng ta sử dụng phân hữu cơ 3 con gà hoặc phân hữu cơ Organic 1 với lượng 50-70 kh/1000m2/lần.
Quá trình bón lót sử dụng toàn bộ phân trộn đều cùng với đất. Việc bón lót cần tiến hành trước khi gieo hạt từ 1 – 2 ngày. Bên cạnh đó, chúng ta có thể cân nhắc dùng phân NPK chuyên dùng để thay thế cho từng loại phân để việc bón lót được thực hiện tốt.
Bón thúc
Trồng bất kì loại cây nào thì bón phân cũng là yêu cầu bắt buộc nhằm cung cấp đủ dưỡng chất cho cây phát triển qua từng giai đoạn. Với trồng củ cải việc bón thúc thực hiện qua 3 giai đoạn cụ thể là:
- Bón thúc lần 1: Thời điểm củ cải có từ 3 – 4 lá thật chúng ta tiến hành tỉa thưa lá, bón thúc bằng NPK Hà Lan 20-20-15+TE với lượng 30-40 kg/1000m2/lần. Hòa tan phân cùng nước để tưới đều lên bề mặt luống.
- Bón thúc lần 2: Thực hiện sau lần bón thúc đầu tiên khoảng 7 ngày sau khi đã tải cây để khoảng cách cây duy trì từ 15 – 20cm. Bón thúc lần 2 chúng ta sử dụng bằng NPK Hà Lan 20-20-15+TE với lượng 30-40 kg/1000m2/lần rắc trực tiếp lên mặt luống sau đó dùng nước tưới đều, nhẹ nhàng đảm bảo không để phân dính vào lá, cũng không bị rửa trôi.
- Bón thức lần 3: Giai đoạn thực hiện khi củ đang phát triển mạnh, thường sẽ sau bón lần 2 khoảng 7 – 10 ngày. Sử dụng bằng NPK Hà Lan 16-9-21+TE với lượng 30-40 kg/1000m2/lần cuối cùng là tưới nước đều khắp.
Việc bón phân cần ngưng trước thời điểm thu hoạch khoảng 20 ngày để đảm bảo chất lượng củ. Bên cạnh đó, chúng ta nên cân nhắc sử dụng thêm những loại phân bón vi sinh, hay phân bón qua lá để cung cấp thêm dưỡng chất giúp cây phát triển, có được năng suất cao hơn.
Phòng trừ sâu bệnh khi trồng củ cải
Đối với củ cải trắng khi trồng thì bệnh lở cổ rễ là bệnh hại thường xuất hiện nhất. Ngay khi phát hiện bệnh cần nhanh chóng sử dụng thuốc đặc trị phun vào cây để đẩy lùi bệnh hại tác động tiêu cực tới quá trình phát triển, cho củ.
Khi cây đã lớn thì tình trạng sâu xanh, bọ nhảy hay rệp sẽ xuất hiện. Việc phòng trừ cho diện tích nhỏ có thể bắt bằng tay, hoặc sử dụng các loại bẫy bả sinh học, thuốc trừ sâu chuyên dụng đảm bảo giải quyết sâu bệnh nhanh chóng.
Kết luận
Củ cải trắng khi trồng có những tiêu chuẩn, yêu cầu kỹ thuật riêng cần được đảm bảo. Tham khảo kỹ thuật trồng và chăm sóc củ cải trắng để chúng ta chủ động nắm bắt, dễ dàng áp dụng cho canh tác loại củ quả này đạt kết quả lý tưởng, đem lại hiệu quả kinh tế cao